Khẩu hiệu này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Sau đó, Ubuntu đã hạ khẩu hiệu này xuống, và thay bằng khẩu hiệu mới:
“Your wish is our command”
(mong ước của bạn là mệnh lệnh với chúng tôi). Giờ đây, sau khi hai hệ hệ điều hành đã chính thức được công bố với công chúng, và sau khi đã xem xét kỹ hai hệ điều hành Ubuntu 12.10 và Windows 8, trang PC World cho rằng khẩu hiệu thách thức đầu tiên không có gì quá đáng!
Ubuntu tích hợp nhiều phần mềm khác nhau, như Firefox, Thunderbird, và bộ sản phẩm đầy đủ tính năng LibreOffice.
Ubuntu là phần mềm nguồn mở nổi tiếng đã có 8 năm trưởng thành và hơn 20 triệu người dùng. Khoảng 5% hệ điều hành máy tính để bàn hiện cài phần mềm Linux, và theo khảo sát ít nhất 50% số đó là Ubuntu.
Giao diện người dùng Unity và Modern
Cả Microsoft và Canonical đều nhận được nhiều nhận xét về giao diện người dùng mặc định của hệ điều hành. Với Windows 8 đó là Modern UI, trước gọi là Metro, còn Ubuntu 12.10 là Unity. Cả hai đều được thiết kế với nhiều tính năng dành cho màn hình cảm ứng và khá giống với thế giới di động. Xoá bỏ nút Start và đại tu cách người dùng tương tác với hệ điều hành, giao diện Modern của Windows 8 đã khiến nhiều người dùng bất ngờ và bối rối.
Trong khi đó, Unity đã là giao diện mặc định của phiên bản Ubuntu 11.04
“Natty Narwhal”
từ tháng 4/2011. Unity đã trải qua nhiều lần chỉnh sửa, trưởng thành, nhưng hơn 1 năm qua, Canonical cũng đã thay đổi giao diện này khá nhiều. Mặc dù vẫn có những phê bình, song hầu hết mọi người đều thừa nhận Unity đã trưởng thành và cải tiến. Một số nhà quan sát còn cho rằng Unity quen thuộc với nhiều người dùng Windows lâu năm còn hơn cả Modern của Windows 8.
Khả năng tuỳ biến
Từ lâu, Linux đã nổi tiếng vì khả năng tuỳ biến, nhưng phiên bản Ubuntu 12.10 khiến tính năng tuỳ biến trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Đây là điểm khiến Windows 8 và Ubuntu khác nhau đáng kể. Windows 8 cho phép người dùng tuỳ biến một số khía cạnh môi trường, như kích cỡ của các biểu tượng Live Tile, di chuyển các ô thường sử dụng sang bên trái màn hình, hoặc nhóm các ô vào.
Tuy nhiên, hầu hết các thay đổi mà người dùng làm được trong Windows 8 mang tính thẩm mỹ nhiều hơn, và không có cách để thiết lập Windows 8 trên desktop theo cách truyền thống. Một số ứng dụng của bên thứ ba như Pokki có thể khôi phục tính năng này, nếu không bạn sẽ phải dùng Modern UI. Windows 8 cũng có giao diện khá cứng nhắc, hay nói cách khác là bạn không thể thay đổi được gì nhiều.
Ngược lại, Unity của Ubuntu là UI lỏng lẻo hơn. Đầu tiên, bạn có thể dễ dàng thay đổi UI này bằng một trong những UI miễn phí, bao gồm KDE, Xfce, LXDE, GNOME 3 Shell, Cinnamon, và MATE. Ngoài ra, Unity có các công cụ tuỳ biến của bên thứ ba, bao gồm Ubuntu Tweak, và một số các giao diện Linux khác có nhiều theme để thay đổi hình ảnh nền. Một điều đáng nhắc đến nữa là Ubuntu hỗ trợ không gian làm việc đa người dùng, rất cần thiết để bạn chạy 4 desktop khác nhau. Windows 8 Pro thì không.
Ứng dụng
Trong khi Windows 8 Pro cài sẵn trình duyệt Microsoft Internet Explorer 10, Ubuntu có nhiều gói phần mềm nguồn mở khác như Firefox, Thunderbird, LibreOffice… Ngoài các chương trình gói sẵn này, cả Ubuntu và Windows 8 đều có các kho ứng dụng để gips người dùng tìm ra những phần mềm bổ sung mà họ cần. Ra đời từ năm 2009, Ubuntu Software Center hiện đã có hơn 40.000 ứng dụng, từ các game đến các công cụ hiệu suất đến các ứng dụng giáo dục. Ngoài ra, khi dùng ứng dụng Wine hoặc CodeWeaver''s CrossOver, bạn có thể chạy các chương trình Windows thay cho Linux.
Cũng như Windows Store, Ubuntu Software Center cung cấp hàng ngàn ứng dụng, hầu hết miễn phí
Windows Store vừa ra khi có Windows 8, và hiện tại mới có 20.000 ứng dụng. Tuy nhiên, ngoài con số, sự khác nhau lớn giữa hai kho ứng dụng còn nằm ở tính bảo mật. Ubuntu cung cấp hệ thống bảo mật GNU Privacy Guard (GnuPG), trong đó mỗi một ứng dụng lại có một nhận diện vòng chìa khoá (keyring) riêng để xác nhận tính xác thực của nó, và rằng ứng dụng đó chỉ đến từ hệ thống đảm bảo của Ubuntu. Biện pháp bảo vệ này rất hiệu quả, nhằm khẳng định không một ứng dụng mờ ám nào có thể vào kho ứng dụng Ubuntu - hay vào máy tính người dùng.
Microsoft Windows vốn thiếu tính năng bảo vệ keyring. Mặc dù Microsoft hỗ trợ hệ điều hành của hãng bằng Windows Updates hàng tháng, nhưng lại không hỗ trợ bên thứ ba cho những cập nhật đã có. Vì thế, người dùng vẫn phải vào mạng Internet khi tìm kiếm các cập nhật do bên thứ ba hỗ trợ tại những website riêng. Windows Store cũng đã phát triển giải pháp gỡ khó này song thành công hay không còn phải chờ thời gian.
Phần cứng tương thích
Để chạy Windows 8 trên PC, bạn phải có vi xử lý 1HGz hoặc hơn, hỗ trợ PAE, NX, và SSE2. Bạn cũng cần đến RAM ít nhất là 1GB cho phiên bản 32-bit hoặc 2GB cho bản 64-bit, ổ cứng còn 16GB (32-bit) hoặc 20GB (64-bit). Với xử lý đồ hoạ, bạn cần thiết bị đồ hoạ tương thích Microsoft DirectX 9 với ổ WDDM.
Dịch vụ SkyDrive của Microsoft cho phép người dùng tải và đồng bộ các file lên đám mây, sau đó truy cập chúng từ bất kỳ trình duyệt hay thiết bị nội bộ nào
Tất nhiên, đó là những thông số ít nhất của phần cứng. Nếu muốn tận dụng các tính năng cảm ứng của Windows 8, bạn sẽ phải có một thiết bị đa chạm. Trong khi đó, yêu cầu của Ubuntu khiêm tốn hơn: RAM 512MB, ổ cứng còn 5GB. Có các phiên bản Lubuntu and Xubuntu cho những máy có phần cứng thấp hơn. Tóm lại, nếu phần cứng là một yếu tố khó khăn với bạn, Ubuntu là lựa chọn thích hợp hơn.
Tích hợp đám mây
Từ khi ra Ubuntu One vào năm 2009, đám mây đã đóng vai trò chính trong Ubuntu Linux, cho phép người dùng lưu file trực tuyến và đồng bộ chúng giữa máy tính và thiết bị di động, cũng như liền mạch audio và nhạc từ đám mây lên thiết bị di động.
Ubuntu One tương thích với Windows, OS X, iOS, và Android, cũng như trên Ubuntu. Người dùng Ubuntu Linux có 5GB lưu trữ Ubuntu One miễn phí, thêm 20GB sẽ có giá 30 USD/năm. Ubuntu 12.10 cũng tích hợp các ứng dụng web và tìm kiếm trực tuyến trong Unity để mang lại trải nghiệm liền mạch hơn.
Với Windows 8, đám mây cũng đã có trong nền tảng của Microsoft. Về lưu trữ, Microsoft SkyDrive cho người dùng 7GB miễn phí. Nếu cần, bạn sẽ phải trả 10 USD cho 20GB, 25USD cho 50GB hoặc 50 USD cho 100GB hàng năm.
Lưu trữ không phải là lợi ích duy nhất của đám mây. Dịch vụ đăng nhập Microsoft Account mới (trước là Live ID) cho phép bạn chỉ dùng một username và password để thiết lập các ưu tiên trong tất cả các phần cứng và dịch vụ Windows mà bạn làm việc. Về điểm này, Ubuntu không cạnh tranh được với Windows.
Bảo mật
Mặc dù các ứng dụng Windows RT chạy trong môi trường hộp cát (sandbox) để được bảo mật tốt hơn, nhưng ứng dụng Windows 8 Pro lại không như thế. Thay vào đó, các nhà phát triển phần mềm thứ ba lại tự bổ sung các biện pháp bảo mật cho ứng dụng của họ. Windows 8 và Ubuntu Linux đều có bức tường lửa riêng, cũng như có lựa chọn mã hoá toàn bộ đĩa.
Mặc dù Windows 8 Pro cải thiện hơn về bảo mật so với Windows 7, hệ điều hành mới vẫn bị kêu nhiều về vấn đề bảo mật. Để xoa dịu, Microsoft đã cùng với đối tác tạo ra Secure Boot. Như vậy, Windows 8 hiện đã cung cấp hỗ trợ Secure Boot trên hệ thống OEM, còn Ubuntu 12.10 cung cấp loạt tính năng bảo mật tiên tiến như hỗ trợ cài đặt với hệ thống Secure Boot. Ngoài ra, Ubuntu Linux còn cài đặt sẵn Linux Security Modules (LSM), và còn có một số biện pháp bảo mật tiên tiến khác.
Các công cụ quản trị
Windows có Active Directory, dùng các máy chủ Active Directory dành riêng. Ubuntu cũng có Active Directory, người dùng Ubuntu Linux có thể tham gia vào một Active Directory Domain sử dụng phần mềm thứ ba như Likewise Open hoặc Centrify.
Cung cấp một bảng điều khiển dựa trên trình duyệt web, công cụ quản trị Landscape của Ubuntu có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ Windows Active Directory
Canonical còn có Landscape, một công cụ quản trị dành cho doanh nghiệp và có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ Windows Active Directory. Landscape là một panel điều kiện dựa trên trình duyệt, dễ sử dụng, qua đó bạn có thể kiểm soát máy tính, máy chủ và đám mây.
Hỗ trợ VPN
Những người dùng cần hỗ trợ mạng riêng ảo sẽ thấy nó trong cả Windows 8 và Ubuntu 12.10. Ở Ubuntu, tiện ích cung cấp là OpenVPN, sử dụng một giao thức bảo mật tuỳ chỉnh dựa trên SSL/TLS. Cả hai hệ điều hành đều hỗ trỡ các giao thức khác nhau, nhưng tuỳ thuộc vào từng nhu cầu cụ thể.
Hỗ trợ người dùng
Microsoft hỗ trợ người dùng Windows 8 Pro qua dịch vụ thuê bao TechNet với giá khởi điểm là 149 USD/năm. Canonical cung cấp các thoả thuận dịch vụ Ubuntu Advantage với giá khởi điểm khoảng 80 USD/năm cho cấp độ desktop chuẩn.
Giá cả
Ubuntu Linux miễn phí, còn Windows 8 đương nhiên phải mất tiền.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét